Bước tới nội dung

Ngô Thị Lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngô Thị Lý
Sinh1877
phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, Đại Nam
Mất8 tháng 8, 1953
Chiến khu Việt Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi an nghỉnghĩa trang Tam Kỳ, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên
Quốc tịch Việt Nam
Phối ngẫuTô Y
Con cáiTô Tu (1901 - 1977)
Tô Chấn(1904 - 1936)
Tô Hiệu(1912 - 1944)
Tô Thị Xuyến
Tô Thị Phúc
Cha mẹ
Danh hiệuBà mẹ Việt Nam anh hùng Bà mẹ Việt Nam anh hùng (2015) [1]


Ngô Thị Lý (1877 – 8 tháng 8 năm 1953) là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà sinh tại thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bà có 2 người con trai là liệt sĩ (là Tô ChấnTô Hiệu). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu thời kì tiền Cách mạng tháng tám[2].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Thị Lý, sinh năm 1877 trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Bà đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và tham gia vào các phong trào yêu nước, trở thành người cộng sản kiên trung. Bà là thân mẫu của hai người cộng sản tiền bối của cách mạng là Tô ChấnTô Hiệu.

Hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Mẹ Lý đã từng nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Tử Bình... Góp phần cho hoạt động cách mạng được diễn ra thuận lợi.

Bà chăm sóc các ông như con mình nên các ông rất quý mến nhận là mẹ nuôi[3].

Sau Cách mạng tháng Tám, bà mới biết tin 2 con trai của mình (Tô ChấnTô Hiệu) đã hy sinh. Bà đã buồn bã đến mức suy giảm sức khỏe.

Năm 1946, Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, dù tuổi cao sức yếu nhưng Mẹ cùng các con mình lên chiến khu tham gia cách mạng cho đến khi qua đời (8 tháng 8 năm 1953).

Ngô Thị Lý được đánh giá là người cộng sản kiên trung, trọn đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng và Nhà nước và có công lớn với cách mạng. Năm 2015, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng[4].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]